Thứ Tư, 6 tháng 5, 2020

Sự kỳ diệu trong mỗi chúng ta

Chìa khóa khai mở kho tàng

Con người, trong ý niệm của mình mỗi phút giây thực tại, nơi mỗi người vẫn thường nói ra, suy ngẫm hay quyết định. Cái nền nằm tại đó chính là ngôn ngữ: Và tư duy xét cho cùng chỉ là một cuộc thảo luận bằng ngôn ngữ với chính bản thân mình. Với khái niệm phân tâm học của Sigmund Freud (1856-1939), thì mối quan tâm khoa học lại hướng đến những khía cạnh sâu hơn thế nữa trong ý thức của con người. Có một “tiềm thức”, trong đó ẩn tàng nhiều kinh nghiệm cho từng hoàn cảnh. Đặt ra khuôn khổ cho hành động và ngoài ra còn tích tụ biết bao trải nghiệm tưởng chừng đã quên lãng.

não bộ

Tư duy vô thức là kinh nghiệm "không cần suy nghĩ" được rút ra từ tiềm thức. Đúng hơn, cả hai là những bộ phận của các quá trình trong não bộ: Gọi tin đến, tích trữ tin lại, chuẩn bị ra quyết định hoặc đơn thuần là đánh giá tin. Ở một số bộ phận, có thể so sánh não bộ với một cái máy tính. Tuy nhiên, “cái máy tính” này lại có một công suất mà cho đến tận nay, nó vẫn còn làm nổ tung bất cứ khả năng tưởng tượng nào. Bất cứ ai cũng có khả năng tích trọn tất cả mạng Internet vào trong đầu mình. Có chỗ cho hết thảy, triệu triệu cuốn sách và văn bản, mọi bộ phim trên trái đất này, vô vàn nhạc phẩm, rồi lại còn dữ liệu của hàng tỷ người là chủ tài khoản, với địa chỉ và số điện thoại của họ.

Não bộ có khả năng tích trữ nhiều đến thế để làm gì nhỉ?

Tích trữ từng hình ảnh đã từng thấy, từng giọng nói và thậm chí cả đến hơi gió thoảng đã từng lướt trên làm da vào một thời điểm nhất định, ở một địa điểm nhất định. Có thể hình dung cái “đĩa cứng” ấy là đủ lớn cho tất cả. Và thông tin từ cả một tiểu vũ trụ?!

Tuy nhiên não bộ lại hoạt động theo chức năng không hề giống như máy tính. Chẳng hạn, có ai hỏi về một cảnh nhất định trong một bộ phim truyện thì chỉ cần vài phân số giây thôi, chúng ta đã có thể bắt đầu mô tả. Còn một cái máy tính: Nó phải đọc trên cái đĩa cứng đến vài gigabyte đã, đang và phải xử lý, phải liên tục kiểm định nội dung, kỳ cho tới lúc tìm ra đúng cảnh. Có thể mất hàng giờ, mà như thế thì làm sao có được một câu chuyện trôi chảy.

Não bộ vào cuộc khác hẳn. Hãy hình dung phim truyện, hình ảnh, âm thanh nằm trong một dải phim, như ở cỗ máy những năm 30 của thế kỷ trước. Dải phim ấy phải dài đến vài km và cứ mỗi giây là 24 hình, và cả độ phân giải cũng là ẩn số. Và bây giờ đem cái cuộn đó trải ra mặt đường rồi leo lên một tòa nhà chọc trời. Từ trên đó nhìn xuống, chỉ cần nhìn một lượt, bạn đã có thể thấy trọn cả dải phim và cảm nhận được từng hình ảnh, từng âm thanh. Có thể cảm nhận được trọn cả dải phim hệt như khi bạn chỉ xem có một hình và nhìn thấy những cảnh vật khác nhau ở đó. Giống như bạn đang trải nghiệm sự nhìn về quá khứ, nó không tĩnh nhưng cũng không động, nó vẫn ở đó tại phút giây đó.

Não bộ nhớ trọn được cả một bộ phim, tất cả “chỉ trong một”. Tuy thế, cái đó còn lâu mới đích thị là một yêu cầu đối với nó, vì nó đã được Thượng Đế thiết kế ra để làm việc này. Hãy hình dung, bạn đang tranh luận với ai đấy về một diễn viên nào đó và đang so sánh những vai diễn của anh ta ở nhiều bộ phim khác nhau. Thì có gì là khó cho não đâu, nó có thể nhớ cả chục, thậm chí vài chục bộ phim để kiểm định lại về câu hỏi vừa được đặt ra. Thêm nữa, nó còn kết nối với cả những chuyện đời, chuyện chính trị, nếu như cuộc tranh luận đòi hỏi. Trong khi ấy, mọi người tham gia cứ việc lắng nghe ý kiến của các bên đối thoại để ngẫm nghĩ và hiểu; và thêm nữa, cùng lúc lại còn xử lý nhiều tín hiệu khác (mình sẽ ăn gì tối nay nhỉ?). Não bộ thậm chí có thể giải quyết cái việc ấy ở bên lề (chẳng hạn có hình ảnh món salad trong tủ lạnh) và cùng lúc lại nghĩ đến cái gì đó hoàn toàn khác, bởi câu chuyện ấy thẳng qua cũng chỉ là thứ chuyện tầm phào giữa một cuộc vui, không quan trọng và hấp dẫn chút nào. Với một cái máy tính, đòi hỏi nhiều như thế là vô vọng, bởi lượng dữ liệu chuyển động thật sự khổng lồ. Với não bộ, điều này lại chẳng bõ bèn gì, bởi chức năng hoạt động của nó vốn có phần tựa như mạng Internet hơn là một máy tính đơn lẻ. Và đã có ai hỏi điều gì đã khiến hàng tỉ các tế bào chỉ có nhiệm vụ ghi nhớ, nằm cạnh nhau và thế là nó biến thành một tổ hợp thông minh, điều này không giống với Internet, nó không tìm các câu trả lời liên quan cho từng câu hỏi trong mạng lưới. Nó tự suy nghĩ!

tế bào thần kinh não

Thật thế, trong não bộ vốn sẵn có đến mấy tỷ “cỗ máy tính” là các tế bào thần kinh. Truyền tải các tín hiệu đi khắp cơ thể dưới dạng các chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitters) và hoạt động này diễn ra liên tục. Từng tế bào giao đi dữ liệu của chính mình, nhận lấy dữ liệu của các tế bào khác, xử lý tin rồi truyền kết quả. Các tế bào thần kinh kết nối với nhau, không phải chỉ thành một hàng, mà thành cả một mạng lưới đích thực. Nghĩa là tế bào nào cũng được kết nối với các tế bào khác, kết nối thẳng, có thể thông suốt không chỉ với những tế bào đứng trước hay là sau nó. Trong cái mạng ấy dễ có đến mấy ngàn tế bào thần kinh lo việc điều khiển.

Ở mỗi người và ở cả các thiền sinh nữa, não bộ vốn vận động trong cái vô hạn tương tự. Mặc dù năng suất lớn lao là thế, não bộ lại không hề có ý thức gì về chính nó, hệt như trong mạng internet, từng cái máy tính một chẳng hề có “ý thức” gì về mọi cái máy tính khác. Như thế nhiều khi năng suất có vẻ “siêu nhiên” hoặc như thể là tiếng nói của Thượng Đế. Đặc điểm huyền diệu ở đó là mỗi con người vốn đã sở hữu cái “năng suất tính” lớn lao đến thế lại có thể giao tiếp với những người khác, thành thử với các bộ não của hết thảy mọi người, năng suất để sử dụng mạng internet còn được nhân lên hàng tỷ lần nữa.

Rèn luyện não bộ

Cách đây 2500 năm, Đức Phật từng dạy: Mầm giác ngộ vốn đã sẵn có trong mỗi người. Thiền định thức tỉnh các thiên hướng tự nhiên hoặc khiến chúng đi vào tiềm thức. Ví dụ như trong thể thao: Về nguyên tắc, thể xác của ai cũng như ai. Dân thể thao chịu khó tập luyện cái thân thể ấy, vậy nên mới nhảy được xa hơn, chạy được nhanh hơn. Cũng có thể có bước đột phá, lúc vận động viên chợt cảm thấy năng suất của mình dường như tăng vọt. Cơ sở là ở chỗ vận động viên đâu chỉ huy động và rèn luyện có mỗi một cơ bắp của thân xác. Toàn thân có hiệp đồng thì mới có thành tích được. Ở các cơ bắp, nhờ bền bỉ tập dượt, dần dần thành hình tập hợp tối ưu của các thớ cơ nhanh và chậm. Đó mới là điều quyết định, rồi một cơ bắp có thể sẽ trội về dẻo dai hay là về tốc độ. Thêm nữa, cơ bắp tập dượt cần được cấp thêm dưỡng khí và dưỡng chất. Rồi hàng trăm cơ bắp và cơ khớp phải hiệp đồng đến tối ưu, có vậy các động tác vận động mới chuyển được lực và sự mau lẹ sẵn có biến thành thành tích cao nhất. Việc này là của não bộ dựa vào kinh nghiệm trong quan hệ với thể chất. Chính vì vậy, vận động viên có thể lập được những thành tích không một ai khác với tới được và được xem như “phép màu”.

Thiền định rèn luyện cho não bộ cũng hoàn toàn tương tự. Thế cho nên, những thiền sinh nhận thấy có những năng suất phi thường của não bộ, song những khả năng vượt ra ngoài cái nhận thấy bằng cảm giác thì họ chưa đủ rung động để cảm nhận được. Họ chỉ dẹp bỏ các chướng ngại và theo thời gian, họ với tới và nắm bắt được cái năng suất gần “đến vô hạn” của não bộ. Hãy nhớ là não bộ vốn có khả năng tích trữ tương tự như mạng internet. Vậy thì tác động vào người khác bằng cách nào đây, một con người lúc nào cũng sẵn có nội dung của cả mạng internet để dùng mà lại không có máy tìm kiếm? Cái năng suất của não bộ ở chúng ta đôi khi có vẻ như là siêu nhiên, song chúng không siêu nhiên.

Vậy Thượng Đế: Liệu Ngài đã quên tạo máy tìm kiếm?

Ồ tôi quên mất, chúng ta có hẳn một trường phái tương tự "máy tìm kiếm", chỉ khác ở cái tên.

Thiền định

Chúng ta quá quen với việc phản ứng trước mọi tín hiệu kích thích: Khi điện thoại reo, chúng ta bắt máy; nghe tiếng bấm chuông, chúng ta mở cửa. Nhưng thiền định là nơi mà chúng ta hoàn toàn không phản ứng trước những tín hiệu liên tục đó; tức buông bỏ mọi ràng buộc, và nghịch lý thay, điều này lại giúp chúng ta hòa nhập tốt hơn. Có lẽ đây là điều mới mẻ nhất trong công cuộc mở ra kết nối cao cấp hơn.

Khi thiền định, bạn sẽ đến được một đại dương tràn ngập tỉnh thức thuần khiết và trí huệ. Nó nằm ngoài thân thể và dường như bạn đang ở ngoài đó cảm nhận thấy mình ngồi phía kia, và vẫn cảm nhận sự va chạm của cơ thể, chuyển động ở tay, chân hoặc một chút cảm giác nhẹ nhàng nơi đỉnh đầu. Trạng thái này rất quen thuộc, nó chính là bạn. Bạn ngập trong tiềm thức, nơi lưu giữ kiến thức trong vô vàn kiếp sống mà linh hồn bạn đã trải qua. Ngay khi đó, một niềm hạnh phúc khó tả dâng trào – không chỉ là vui sướng nhất thời, mà là sự mỹ diệu sâu sắc. Khi đó hãy hỏi bất kỳ câu hỏi nào bằng ý niệm và lắng nghe sự phản hồi trong tư tưởng.

Điều gì đã xảy ra trong não khi thiền định?

Đó là sự xuất hiện của các sóng não. Tần số của sóng não sẽ có sự thay đổi tùy theo các trạng thái tinh thần khác nhau, đồng thời cho biết số lượng các hoạt động noron trong não.

Sóng Delta (dưới 4 Hz) là sóng dài nhất, xảy ra chủ yếu khi người ta ngủ sâu.

Sóng Theta (5-8 Hz) phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và người lớn khi buồn ngủ.

Sóng Alpha (8-12 Hz) phát ra khi đầu óc được thoải mái, không bị kích động.

Sóng Beta (12-30 Hz) có biên độ nhanh và thấp, là đặc điểm khi bộ não đang tư duy.

Cuối cùng, sóng gamma (30-100 Hz) là tần số cao nhất, cho thấy nhiều hoạt động cùng lúc ở các vùng não khác nhau khi người ta thực hiện hành vi có nhận thức.

Điều quan trọng là não người không chỉ tạo ra một loại sóng; rất nhiều sóng với tần số dao động khác nhau sẽ xuất hiện đồng thời, nhưng tần suất xuất hiện của chúng sẽ thay đổi tùy vào trạng thái tinh thần của một người.

Davidson đã ứng dụng công nghệ điện quang học (electroencephalograph) để làm thí nghiệm với các nhà sư – mỗi người đã có từ 10.000 đến 50.000 giờ thực hành thiền định. Ông yêu cầu họ tập trung vào “từ bi và tình yêu thương vô điều kiện.”

Kết quả cho thấy khi các nhà sư thiền định, tỷ lệ tần số sóng não gamma xuất hiện có thể cao gấp 30 lần so với người bình thường. Thậm chí, vài trường hợp cho thấy biên độ dao động mạnh nhất từng được ghi nhận. Tình trạng này xuất hiện không phải do bất kỳ 1 dấu hiệu bệnh lý nào.

Điều này xác nhận việc tu luyện lâu dài có thể làm thay đổi hoạt động của não.

Giây phút 'aha'!

aha

Hoạt động của sóng Gamma đã chỉ ra sự sắp xếp các noron thần kinh lại với nhau lần đầu tiên trong não để tạo ra một nhánh rẽ gồm các mạng lưới noron mới. Ngay sau khi hoạt động của sóng Gamma tăng lên, ý tưởng mới sẽ được tạo ra trong ý thức và đó là giây phút Aha!.

Trước khi sóng Gamma bùng nổ, sóng Alpha sẽ rơi vào trạng thái "tạm lắng". Ở điểm này có thể thấy dường như có một cơ sở nào đó của việc khiến tâm trí "yên tĩnh" và làm các sóng não chậm lại với mục đích tạo ra các sóng Gamma.

Nếu những bùng nổ sóng Gamma ở mức vừa phải này tạo ra các Giây phút Aha!, vậy loại trực giác hay trải nghiệm nào người ta có thể có tại các mức sóng não 50Hz, 60Hz, 70Hz và cao hơn? Ngoài ra, thời gian cho mỗi đợt bùng nổ này chỉ kéo dài khoảng 1 giây, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình này diễn ra lâu hơn? Liệu chúng ta có thể "nuôi dưỡng" các sóng này theo ý muốn? Tất cả câu trả lời đều được giải đáp khi đạt trạng thái thiền sâu!

Một số thiền sư Tây Tạng có khả năng tạo ra hoạt động sóng Gamma mạnh hơn rất nhiều so với các trường hợp đã được ghi lại trong lịch sử. Các tình huống đột phá ý tưởng, hay nói cách khác là bùng nổ sóng Gamma diễn ra trong trạng thái "mơ màng", một số người cho đó là do ảo giác. Tuy nhiên, một số thông tin thu được trong những trường hợp này có thể tạo ra các kết quả bất ngờ, chẳng hạn như phát hiện về tốc độ ánh sáng của Albert Einstein hay mô hình nguyên tử của Neils Bohr.

Vậy nó hẳn không phải là "ảo giác".

Các giấc mơ có thể cung cấp những thông tin có giá trị. Câu trả lời có thể là không nhưng thử hình dung xem trong trạng thái tỉnh thức, loại tri thức đỉnh cao nào có thể đạt được khi chúng ta có thể tùy ý tạo ra sóng não 250Hz để giải quyết một vấn đề nào đó. Và thứ mà chúng ta gọi là giấc mơ đó phải chăng là trạng thái đi vào tiềm thức, một bộ nhớ khổng lồ tổng hợp kiến thức của chính chúng ta qua hàng kiếp luân hồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng ta và Thượng Đế là Một?

Không có sự tách biệt Cái tổng thể - Nguồn - tự trải nghiệm mọi mặt của đời sống ở các phần nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa của chính nó. Tất cả các ...